Khi quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng không thể tiếp tục tồn tại việc ly hôn sẽ do vợ chồng quyết định và lựa chọn tòa án để giải quyết theo quy định tại khoản 1 điều 85 Luật hôn nhân gia đình quy định về quyền  yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn như sau: “ Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn”.

Như vậy, nếu ly hôn vợ, chồng đều có quyền như nhau trong việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng. Để khách hàng có những hiểu biết cơ bản về thủ tục ly hôn, Luật Đại Việt xin giới thiệu một số quy định và thủ tục pháp lý liên quan đến ly hôn như sau:

1. Quyền ly hôn và căn cứ cho ly hôn

Thứ nhất: Theo quy định của pháp luật thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên trường hợp vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn (nhưng người vợ vẫn có quyền yêu cầu xin ly hôn).

Thứ hai: Tòa án xem xét, quyết định cho ly hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Tình trạng của vợ chồng trầm trọng;

b) Đời sống chung không thể kéo dài;

c) Mục đích của hôn nhân không đạt được.

Lưu ý: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

Khi cuộc sống gia đình xảy ra những mâu thuẫn trầm trọng. Mục đích chính của hôn nhân đã không còn đạt được. Thì vợ. chồng có thể yêu cầu Tòa án nhân dân quận xem xét cho ly hôn. Nhưng nếu các bên liên quan không thể đồng thuận về quyền nuôi con, cấp dưỡng, tài sản. Vợ hoặc chồng có thể thực hiện làm các thủ tục để ly hôn đơn phương.

Rate this post

Related Posts