Theo thống kê hiện nay tỉ lệ ly hôn của nước ta ngày càng cao, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt, những vụ ly hôn có xảy ra tranh chấp tài sản trong một vài năm trở lại đây đang trở thành vấn đề được dư luận quan tâm và bàn tán. Vậy luật chia tài sản ly hôn được pháp luật quy định như thế nào và cần làm gì để không bị thiệt khi xảy ra tranh chấp tài sản khi ly hôn?
Ly hôn là gì?
Theo luật hôn nhân và gia đình được ban hành vào năm 2014, ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Theo quy định này thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền duy nhất có trách nhiệm đưa ra phán quyết chấm dứt mối quan hệ hôn nhân giữa 2 vợ chồng.
Bản phán quyết của tòa án được biểu hiện dưới 2 hình thức là bản án hoặc quyết định. Nếu hai bên vợ chồng đạt được thỏa thuận ly hôn với nhau và giải quyết được tất cả các vấn đề, nội dung trong quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận sau đó đưa ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Ngược lại nếu vợ chồng có xảy mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án sẽ đưa ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn. Như vậy trường hợp ly hôn có xảy ra tranh chấp tài sản thì bản phán quyết của Tòa án sẽ được ban hành dưới dạng một bản án ly hôn.
Luật chia tài sản ly hôn được quy định như thế nào?
Theo những điều khoản được quy định về luật chia tài sản ly hôn quy định trong bộ luật Hôn nhân gia đình thì vấn đề chia tài sản ly hôn do các bên tự thỏa thuận; nếu không thể thỏa thuận và đưa ra sự thống nhất giữa cả 2 bên được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Về tài sản riêng được quy định như sau: ài sản riêng của bên nào thì bên đó có quyền sở hữu.
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng cùng nhau tạo ra trong quá trình lao động, hoạt động sản xuất và kinh doanh, cùng những thu nhập hợp pháp khác của 2 vợ chồng trong thời gian hôn nhân.
Ngoài ra quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn cũng được xem là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hay có được thông qua những giao dịch bằng tài sản cá nhân.
Luật chia tài sản ly hôn sẽ phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc sẽ được chia đôi, tuy nhiên cần xem xét hoàn cảnh mỗi bên, tình trạng của tài sản và công sức đóng góp trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản này.
- Tài sản chung của vợ chồng sẽ được phân chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải có trách nhiệm thanh toán cho bên còn lại phần giá trị bị chênh lệch.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật hay mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong việc sản xuất, kinh doanh để các bên có điều kiện tiếp tục lao động và tạo thu nhập.
Một số vụ chia tài sản ly hôn nổi bật
Những vụ việc có dính đến luật chia tài sản ly hôn khá phổ biến ở trên thế giới và cả Việt Nam, dưới đây là một số vụ chia tài sản ly hôn tiêu biểu thu hút được sự quan tâm và chú ý của đông đảo người dân.
- 2 vụ việc có dính đến luật chia tài sản ly hôn nổi bật nhất và được liệt vào danh sách những vụ ly hôn đắt đỏ nhất thế kỷ là vụ ly hôn giữa ông chủ của Amazon – Jeff Bezos và người vợ cũ tên MacKenzie; Vụ ly hôn của ông trùm dầu mỏ – Harold Hamm của bang Oklahoma (Mỹ) và cô vợ luật sư Sue Ann Hamm.
- Tại Việt Nam, vụ ly hôn nhận được sự quan tâm của đông đảo báo giới và cư dân mạng đó là cuộc kiện tụng không hồi kết của “vua cà phê” Trung Nguyên giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Đây đều là những vụ ly hôn tranh chấp tài sản phức tạp và diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài, tiêu tốn rất nhiều tiền của và giấy mực của các trang báo lá cải. Việc phân chia tài sản của những vụ ly hôn trên đều không đạt được thỏa thuận từ 2 phía và phải nhờ đến sự giúp đỡ của bên thứ 3 đó là Tòa án. Tuy nhiên do tính chất phức tạp của vụ việc mà cho đến hiện nay, vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Thảo Diệp vẫn chưa thể giải quyết và đi đến quyết định cuối cùng.
Công ty tư vấn luật chia tài sản ly hôn uy tín
Với nhiều kinh nghiêm trong các vụ ly hôn có dính đến luật chia tài sản ly hôn công ty Luật sư ly hôn được rất nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Bằng những lập luận sắc bén, thông minh, cùng những minh chứng rõ ràng luật sư bên công ty Luật sư ly hôn đã giành được phần thắng trong rất nhiều vụ kiện liên quan đến việc tranh chấp và phân chia tài sản.
————————-
Luật sư Vũ Thị Hiên tư vấn luật chia tài sản khi ly hôn. Phân chia tài sản, bất động sản trước và sau khi kết hôn.. Chia tài sản sau khi ly hôn được thực hiện như thế nào? Tài sản chung, tài sản riêng được xử lý ra sao. Hãy cùng Luật sư Ly hôn tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Thông qua tổng đài tư vấn ly hôn của Hoiluatgia.vn. Anh Hưng ở Hải Phòng đã nhờ luật sư tư vấn câu hỏi như sau: “Chào văn phòng luật sư! Tôi và vợ kết hôn được 3 năm. Sau khi cưới bố mẹ tôi đã cho một miếng đất và đưa tiền xây nhà. Trong cuộc sống hôn nhân vợ tôi đã vay một khoản tiền để làm ăn. Vậy luật sư cho hỏi việc chia tài sản sau khi ly hôn được thực hiện như thế nào?? Và khoản nợ vợ tôi vay do ai phải trả?”
Trả lời
Cảm ơn anh đã tin tưởng văn phòng luật sư Hoiluatgia.vn! Sau khi lắng nghe và phân tích kỹ lưỡng câu hỏi của anh chúng tôi xin trả lời như sau:
Để xác định vấn đề Chia tài sản sau khi ly hôn được thực hiện như thế nào? Đầu tiên anh phải xác định được đâu là tài sản chung. Và tài sản riêng của vợ, chồng cụ thể như sau:
Luật sư tư vấn chia tài sản khi ly hôn
Tài sản chung của vợ chồng
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Tài sản riêng của vợ, chồng
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Nguyên tắc tiến hành chia tài sản sau khi ly hôn
Căn cứ vào Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong trường hợp vợ chồng tiến hành làm thủ tục ly hôn thì việc chia tài sản khi ly hôn theo các nguyên tắc sau:
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng.
Theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Cách phân chia tài sản sau ly hôn trong trường hợp của anh.
Do mảnh đất và ngôi nhà hiện tại là của bố mẹ cho anh nên đây được tính là tài sản riêng. Theo các quy định nêu ở trên. Thì tài sản đó vẫn là tài sản của bạn sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn. Bởi tài sản đó hình thành trước thời gian hôn nhân.
Về việc vợ anh có vay tiền để làm ăn sau khi kết hôn. Thì đó được tính là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Nên sau khi ly hôn số tiền nợ đó sẽ hai người thỏa thuận trả. Nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.
Lời kết
Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty tư vấn luật ly hôn một cách hiệu quả hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết. Với thái độ làm việc nhanh chóng, gọn gàng dịch vụ tư vấn luật sư của công ty chúng tôi chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng.